BỆNH TẢ HEO CỔ ĐIỂN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Dịch tả heo cổ điển (Classical Swine Fever – CSF) luôn là một trong những căn bệnh đỏ nguy hiểm hàng đầu trong chăn nuôi heo, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nông dân. Hiểu rõ về bệnh này sẽ giúp người chăn nuôi phòng ngừa và kiểm soát tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh CSF qua các nội dung dưới đây.

1. Dịch tả heo cổ điển là gì?

Dịch tả heo cổ điển là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Pestivirus thuộc họ Flaviridae gây ra, có thể tấn công tất cả các giống và lứa tuổi heo. Bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ mắc và tử vong cao, có thể lên đến 90%, và trong trường hợp nhiễm đồng thời với các bệnh như phó thương hàn, tai xanh, Mycoplasma suis, tỷ lệ chết có thể đạt 100%. Tại Việt Nam, dịch tả heo là một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong chăn nuôi heo.

2. Bệnh lây lan như thế nào?

Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh thông qua:

  • Đường tiêu hóa: Qua thức ăn, nước uống, hoặc qua các vết trầy xước trên da, tinh dịch, phân, nước tiểu, nước bọt, dịch tiết.
  • Dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển: Các vật dụng, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện có thể mang mầm bệnh. Ngoài ra, các vật mang trùng như người chăn nuôi, chuột, ruồi… cũng là nguồn lây nhiễm nguy hiểm.

3. Dấu hiệu nhận biết khi heo mắc bệnh

Tùy vào chủng độc lực của virus, dịch tả heo cổ điển có thể biểu hiện dưới các thể: cấp tính, á cấp tính và mạn tính. Các dấu hiệu thường gặp gồm:

  • Sốt cao: Heo sốt từ 40-41°C, bỏ ăn; ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể đạt đến 100%.
  • Tiêu chảy nặng: Heo có thể đi táo với màng nhầy, sau đó chuyển sang tiêu chảy lỏng, mùi hôi thối khó chịu.
  • Xuất huyết trên da: Xuất hiện các nốt xuất huyết nhỏ trên da, nhất là ở các vùng da mỏng như tai, bụng, và bẹn; các nốt này thường tụ lại thành đám.
  • Triệu chứng thần kinh: Heo có thể bị liệt chân sau, không di chuyển, có thể xuất hiện co giật hoặc đi đứng loạng choạng.

Hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của dịch tả heo cổ điển sẽ giúp người chăn nuôi sớm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ đàn heo và giảm thiểu thiệt hại kinh t

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *